Giảm cân | Quản lý | “Nghiện” |
Dinh dưỡng | Bán hàng | Sở thích |
Các mối quan hệ | Tiếp thị | Ngôn ngữ |
Thể thao | Quảng cáo, PR | Nỗi sợ hãi |
Sự đầu tư | Bảo vệ tài sản | Vấn đề cảm xúc |
Cổ phiếu | Mạng Internet | Giải trí |
Bất động sản | Máy điện toán | Nói trước công chúng |
Kinh doanh | Quản lý thời gian |
3. Tìm ra loại mồi nào cá của bạn đang cắn. Điều này được gọi là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu con mồi gì mà những người đánh cá khác đã sử dụng thành công. Hay tự mình chuyện trò với bầy cá. Các khách hàng tiềm năng của bạn muốn gì? Hãy ghé thăm họ. Đặt những câu hỏi. Tìm xem thông tin gì quan trọng đối với họ và họ muốn thông tin đó như thế nào.
4. Phác họa con mồi độc nhất của riêng bạn. Hãy hỏi những con cá mục tiêu của bạn những điều chúng không thích về sản phẩm của đối thủ bạn. Hỏi xem chúng sẽ bỏ bớt điều gì không cần thiết và thêm gì vào sản phẩm của đối thủ bạn để làm cho nó hoàn hảo. Yêu cầu chúng phác họa chính xác theo cách mà chúng muốn.
5. Kiểm tra con mồi của bạn. Như chúng tôi đã nói trước đây, tiếp thị là một chiếc chìa khóa. Đã quyết định USP của bạn, bạn phải tạo ra những quảng cáo khiến người ta HÀNH ĐỘNG!
6. Tung ra chiến dịch của bạn. Bạn không những tung ra một sản phẩm thông tin đơn giản, mà bạn còn có thể tung ra thị trường các kiểu thông tin giống nhau đa dạng: băng từ, đầu máy, hội nghị chuyên đề, bản tin nội bộ hàng ngày, thông tin thương mại (infomercials), các khóa học tại nhà, sách học, CD, và DVD,v.v… bầy cá đói ăn của bạn sẽ muốn mua thông tin của bạn bằng nhiều cách.
7. Tận hưởng lối sống của một nhà kinh doanh thông tin. Làm việc ở nhà hay tại bất cứ nơi nào trên thế giới.