17,5 km đường trên cao và 11 nhà ga thuộc tuyến tàu điện Bến Thành - Suối Tiên dự kiến khởi công cuối năm nay với tống vốn hơn 15.000 tỷ đồng.
Ngày 16/5, Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM ký hợp đồng trọn gói (EPC) gói thầu số 2 của dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên với nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6).
Gói thầu này là hạng mục đầu tiên được triển khai trong số 4 gói thầu xây lắp của dự án tàu điện, sẽ được thi công bởi liên doanh Sumitomo - Cienco 6 trong hơn 4 năm. Dọc tuyến đường sắt trên cao dài 17,5 km sẽ có 11 nhà ga. Tổng đầu tư 62,5 tỷ yên (tương đương 15.300 tỷ đồng).
Ngoài ra, dự án còn có gói thầu xây dựng 2,2 km đi ngầm với 3 nhà ga ngầm.
Tuyến tàu điện Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7 km, đi qua quận 1, Bình Thạnh, quận 2, quận 9, Thủ Đức và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác, tuyến tàu điện này sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông ngày một gia tăng tại TP HCM, đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để có nguồn vốn thực hiện dự án, Chính phủ Việt Nam đã ký 2 hiệp định vay vốn 65,1 tỷ yên từ JICA (Nhật Bản). Cơ quan này sẽ cung cấp khoản vay tiếp theo cho dự án căn cứ vào tiến độ triển khai thực tế.
Toàn bộ tuyến tàu điện Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn đầu tư 236 tỷ yên (tương đương 47.000 tỷ đồng), dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018.
Gói thầu này là hạng mục đầu tiên được triển khai trong số 4 gói thầu xây lắp của dự án tàu điện, sẽ được thi công bởi liên doanh Sumitomo - Cienco 6 trong hơn 4 năm. Dọc tuyến đường sắt trên cao dài 17,5 km sẽ có 11 nhà ga. Tổng đầu tư 62,5 tỷ yên (tương đương 15.300 tỷ đồng).
Ngoài ra, dự án còn có gói thầu xây dựng 2,2 km đi ngầm với 3 nhà ga ngầm.
Tuyến tàu điện Bến Thành - Suối Tiên dài 19,7 km, đi qua quận 1, Bình Thạnh, quận 2, quận 9, Thủ Đức và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác, tuyến tàu điện này sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông ngày một gia tăng tại TP HCM, đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để có nguồn vốn thực hiện dự án, Chính phủ Việt Nam đã ký 2 hiệp định vay vốn 65,1 tỷ yên từ JICA (Nhật Bản). Cơ quan này sẽ cung cấp khoản vay tiếp theo cho dự án căn cứ vào tiến độ triển khai thực tế.
Toàn bộ tuyến tàu điện Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn đầu tư 236 tỷ yên (tương đương 47.000 tỷ đồng), dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018.
Theo Đoàn Loan
VnEpxress
Ngắm phối cảnh tuyến metro đầu tiên của TPHCM
Ngày 16/5, UBND TP đã ký kết hợp đồng thi công gói thầu số 2 - gói thầu đoạn trên cao và depot của tuyến Metro số 1 với giá trị 45 tỷ yên (hơn 11 nghìn tỷ đồng).
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7 km bao gồm đoạn đi ngầm dài 2,6km (bắt đầu từ Ga số 1 – Bến Thành đến Ga số 3 – khu vực Ba Son); đoạn đi trên cao dài 17,1 km (từ ga số 3 đi theo rạch Văn Thánh, vượt qua đường Điện Biên Phủ và sông Sài Gòn, theo Xa Lộ Hà Nội về ga cuối tại khu vực Suối Tiên).
Sơ đồ tuyến metro số 1
Gói thầu số 2 bao gồm toàn bộ tuyến đường trên cao dài 17,1 km và depot tại Long Bình, quận 9. Trên toàn tuyến đường trên cao có 11 nhà ga và 1 đoạn chuyển hướng từ ga cuối Suối Tiên dẫn vào khu depot Long Bình. Depot Long Bình là một khu vực cho tàu điện ngầm đậu nghỉ, bảo dưỡng, duy tu với tổng diện tích hơn 20.000 m2.
Ngày 16/5, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã đại diện cho UBND TP (chủ đầu tư dự án Metro số 1) ký kết hợp đồng trọn gói gói thầu số 2 này với nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) và Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6).
Theo đó, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc liên quan đến các công trình của gói thầu số 2 như khảo sát thiết kế, thi công, cung ứng thiết bị, kiểm tra thiết bị, vận hành thử… Dặc biệt, các thiết kế của nhà thầu phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo quyền tiếp cận của mọi đối tượng và bảo vệ môi trường.
Cũng trong hồ sơ gói thầu số 2, chủ đầu tư cung cấp một số hình ảnh phối cảnh đầu tiên của tuyến Metro số 1 này :
Phối cảnh nhà ga điển hình
Phối cảnh đoàn tàu
Bên trong khoang tàu
Tùng Nguyên