Home »
SÁCH ĐẮC NHÂN TÂM »
Bài viết đang xem:
ĐẮC NHÂN TÂM - bí quyết quan trọng trong phép xử thế.
Phần một:
Chương 2:
Muốn dẫn dụ ai làm một việc gì theo ý ta chỉ có cách là làm cho người ấy phát khởi cái ý muốn làm việc đó. Xin các bạn hãy nhớ kỹ điều này,các bạn nên nhớ rằng không có một cách thứ hai nào nữa. Cầm chiếc roi mây bạn có thể bắt con nít vâng lời được, nhưng ngững cách tàn bạo đó có những phản ứng tai hại lắm .Muốn cảm động ai và dẫn dụ người đó tới hành động, chỉ một cách là người ta muốn gì thì cho người ta cái đó.
Triết gia John Dewey nói: thị hiếu mạnh nhất của nhân loại là thị dục huyễn ngã xin các bạn hãy nhớ kỹ câu nói này, nghĩa của câu này là mong muốn được người khác cho mình là vẻ vang quan trọng. Những kẻ nào đã học được cái bí quyết làm thỏa mãn long đói khát lời khen đó, tuy nó kín đáo mà dày vò người ta, đâm rễ trong lòng người ta thì kẻ ấy “nắm được mọi người trong tay mình” và được mọi người tôn trọng sung bái , nghe lời. Muốn biết tình hình, tư cách của một người ra sao , ta chỉ cần xét người đó dùng những phương tiện nào để thỏa mãn thị dục huyễn ngã. Shawab nói”cái vốn quý nhất của tôi là năng lực khêu gợi được lòng hăng hái của mọi người chỉ có khuyến khích và khen ngợi mới làm phát sinh và tăng gia những tài quý nhất vủa con người ta thôi.Những lời chỉ trích của người trên là một cách tai hại nhất để diệt cao vọng của kẻ làm công, tốt hơn nên khuyến khích người ta và cho người ta một lý tưởng để với tới ,cho nên tôi luôn luôn sẵng sang khen gợi một cách thật thà .Tôi không tiếc lời khen và rất dè dặt trong lời chê” Mà xét ra , sự khe gợi và khuyến khích cũng khẩn thiết như đói cần ăn vậy,những lời nịnh hót vụng về rỗng tuếch , vụ lợi ở ngoài môi, chỉ lừa được những người ngu thôi.Vậy thì lời khên tặng và lời nịnh hót khác nhau ở đâu? Chính là ở chỗ một đàng thì thành thật tự đáy long phát ra hoàn toàn không vụ lợi, còn một đàng thì ở đầu lưỡi , giả dối để kiếm lợi, lời khen tặng ai cũng hài lòng, lời phỉnh nịnh , ai cũng khinh bỉ. Triết gia Emerson lại nói “Ngôn ngữ không giấu nổi bản tính”. Nghĩa là cho dù bạn co miệng lưỡi khôn khéo tới đâu thì bạn vẫn không giấu nổi bản tính của mình, và đả đảo cái thói nịnh đi , lời khen thành thật và nhân từ thì phải tự thâm tâm phát ra , đừng tiếc những lời cảm ơn và khuyến khích , và những lời nói đó ít lâu sau ta có thể quên đi, nhưng những người được khen tặng sẽ hoan hỉ và luôn luôn nhắc tới.
Chương 3: Hãy khêu gợi ở người cái ý tự muốn làm công việc mà chính ta đề nghị với họ
Cách mà nuốn dẫ dụ người khác theo mình là lựa cách nói sao lời yêu cầu của mình hợp với sở thích của họ và chỉ cho họ đạt được cái sở thích đó.Để tặng cho những ai muốn dẫ dụ người khác trong công việc làm ăn ,trong chính trị cũng như trong trường học hay gia đình chỉ có lời khuyên này là hơn cả :Trước hết phải gợi trong lòng nười một ý muốn nhiệt liệt nghe theo ta ,là được như vậy thì cả thế giới giúp ta thành công và suốt đời ta chẳng sợ thất bại vì cô độc.Vậy ngày mai nếu ta muốn làm cho ai một việc gì, ta hãy thong thả suy nghĩ và tự hỏi “ làm sao dẫn dụ cho ông ấy muốn làm việc mình cầu cho ông ấy được?” Ông Henrry Ford nói “bí quyết của thành công _nếu có _ là tự biết đặt mình vào địa vị người và suy xét vừa theo lập trường của mình và vừa theo lập trường của người. Người bán hàng nào chỉ cho chúng ta hiểu rằng mua hàng của họ hoặc để họ giúp thì chúng ta sẽ đỡ tốn tiền , đỡ mệt nhọc , khỏi buồn bực , khỏi đau , có tương lai vững vàng thì kẻ đó không ép uổng chúng ta mà sẽ làm cho chúng ta tin và vậy chúng ta sẽ mua, vậy mà biết bao người suốt cuộc đời bán hàng mà không hề nghĩ tới quan điểm của người mua. Ông O.D.Young, nhà kinh tế trứ danh nói “người nào biết tự đặt mình vào địa vị của người khác . hiểu được tư tưởng và ý định của họ, người đó khỏi phải lo lắng về tương lai của mình”. Nếu đọc được cuốn sách này rồi , các bạn chỉ tập được một khả năng này là: bất cứ trong trường hợp nào cũng đứng vào địa vị của người khác mà xét , thì cuốn này cũng đã đánh dấu được một quãng đời mới trong đời làm ăn của bạn!
Chương 4: Tám lời khuyên để giúp bạn đọc quyển sách này được nhiều lợi ích nhất
1. Muốn đọc quấn sách này được nhiều lợi ích nhất, cần một đúc tính cốt yếu là phải có lòng ao ước thiết tha, muốn tìm hiểu thêm, muốn học thêm, và một cường chí quyết bồi bổ năng lực xử thế dụng nhân của mình.
2. Bạn đọc một lần mỗi chương để hiểu đại cương.
3. Phải thường thường ngưng đọc để suy nghĩ những điều mới đọc.
4. Ta nên có cây viết chì hay viết máy để đánh dấu lại ngoài lề những lời khuyên nào mà mình tính thi hành.
5. Sauk hi nghiên cứu kỹ nó rồi thì mỗi tháng phải lấy ra coi lại.
6. Muốn học phải hoạt đọng trí nhớ không thụ động, nhờ thực hành mới được nếu không sẽ mau quên.
7. Bạn đặt điều lệ với bạn bè hoặc người nhà nếu như bạn làm trái với những quy tắc này thì sẽ bị phạt.
8. Mỗi tuần kiểm điểm những sai lầm của bạn.
PHẦN HAI: SÁU CÁCH GÂY THIỆN CẢM.
Chương 1: Để cho tới đâu cũng được tiếp đón niềm nở.
Thật tình bạn cũng chẳng cần đọc cuốn sách này mới biết cách đắc nhân tâm, bạn có muốn gây thiện cảm không hãy làm theo cách là quên mình và thương người, nếu các bạn sốt sắng thành thật quan tâm tới người khác thì chỉ trong hai tháng sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai năm gắng công bắt người khác quan tâm tới bạn. Nếu chúng ta chỉ gắng sức kích động người khác để cho họ chú ý tới ta thì không bo giờ có bạn chân thành hết, đó không phải là cách gây được tình tri kỉ. Alfred Adler nói “ kẻ nào không quan tâm tới người khác chẳng những sẽ gặp nhiều điều khó khăn nhất trong đời mà còn là người có hại nhất cho xã hội, hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc những hạng người đó”.Muốn được người khác yêu ta, ta phải vì họ đừng quản công, đừng sợ mất thì giờ, phải suy nghĩ gắng sức và quên mình nữa, bạn muốn gây thiện cảm ư? Thì cứ niềm nở và tiếp đón mọi người, trước máy điện thoại cũng vậy, khi trả lời bạn cố lấy cái giọng vui vẻ êm aisddeer người nghe thấy rằng bạn thích được nói chuyện với người đó.
Chương 2:Một cách dễ dàng để gây mỹ cảm sơ kiến
Mỉm cười với ai, tức như nói với người đó rằng:Tôi mến ông được gặp ông tôi vui lắm….Lẽ cố nhiên nụ cười đó phải chân thậ, tự đáy lòng phát ra mứi quyến rũ, ủy lạo lòng người, còn thử nụ cười nhích mép nở ngoài môi không lừa được ai hết chỉ làm cho người ta gét thôi. Tong xã giao cũng vậy, phải hoan hỉ giao du với người thì mới mong người hứng thú giao du lại với mình,,vậy khi mất cái vui rồi muốn kiếm nó lại thì không caachs nào bằng hành động như nó đã trở về với ta.Hạnh phúc của ta không do ngoại vật đem tới mà tự tâm ta phát ra, hai người ở cùng một chỗ cùng là một công việc,gia sản như nhau,địa vị trong xã hội là bằng nhau mà một người khổ một người sướng thì lý do là ở đâu?,xin các bạn đọc-và nhớ thi hành vì đọc xuông không có kết quả.
Chương 3: Không theo quy tắc sau này tức là tự rước lấy thất bại
Một rong những cách chắc chắn dễ dàng và công hiệu nhất để lam cho một người vui lòng và nhớ tên họ người ấy và tỏ ra cho họ thấy họ quan trọng. Vì vậy muốn gây thiện cảm, xin bạn hãy nhớ rằng tên một người đối với người đó là một âm thanh quan trọng và êm tai hơn hết thảy những âm thanh khác.
Chương 4: Bạn muốn thành một người nói chuyện có duyên không dễ lắm
Làm sao cho khách hàng có thiện cảm với ta,vui vẻ nghe ta tin ta và theo ý ta? Theo giáo sư C.W.Eliot thì không có chi hết, trước hêt ta phải đặc biệt chăm chú nghe họ không có cách nào bằng làm đẹp lòng họ. Nếu các bạn muốn người ta trốn bạn, chế giễu lén bạn hay khinh ghét bạn thì bạn làm như vầy: đừng bao giờ nghe người ta nói hết, bạn hãy cứ nói hoài về bạn thôi. Trong khi người khác nói, bạn nẩy ra một ý gì chăng, thì đừng đợi người ta kể đâu có thú vị hay ho bằng câu chuyện bạn xắp kể ra? Tại sao mất thì giờ nghe chuyện con cà con kê đó, mạnh bạo đi, cắt ngang câu chuyện của người ta nói đ. Vậy muốn người ta cho là nói chuyện có duyên thì bạn phải biết cách nghe nên nghe lời khuyên tài tình của một người đàn bà “muốn được người chú ý tới,trước hết phải biết chú ý tới người” bạn nên đặt những câu vấn mà ai cũng say mê đáp: tức như nhũng câu hỏi về đời tư hay đời công của họ, những thành công của họ.
Chương 5: Làm sao gây được thiện cảm
Muốn gây thiện cảm với ai thi xin bạn hãy nói với người ấy về sở thích, hoài bão của họ.
Chương 6: Làm sao cho người ta ưu mình
Muốn lấy được thiện cảm với người, có một định luật quan trọng mà chúng ta phải theo khi giao thiệp đó là “luôn luôn phải làm cho người cảm thấy sự quan trọng của họ”.
PHẦN BA:MƯỜI HAI CÁCH DẪN DỤ NGƯỜI KHÁC CHO HỌ NGHĨ NHƯ MÌNH.
Chương 1:Trong một cuộc tranh biện khôn có kẻ thắng người bại
Sau vô số những kinh nghiệm, cách hay nhất để thắng một cuộc tranh biện và tránh hẳn nó đi là hãy trốn nó như trốn rắn hổ hoặc trốn động đất vậy.Mình tranh biện cãi lẽ có thể làm cho người khác ngượng được, nhưng thắng được như vậy thì có ích gì đâu, vì không khi nào làm cho người ta thành thật đồng ý với ý mình hết. Vậy muốn dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình thì cách hay nhất để thắng cuộc tranh luận là trash hẳn nó đi.
Chương 2:Một cách chắc chắn để gây oán thù tránh nó bằng cách nào
Đừng bao giờ mở đầu câu chuyện như vầy “ tôi sẽ chứng minh cho ông điều đó …tôi sẽ chứng rõ rằng”Như vậy tức nói rằng: tôi khôn hơn ông, tôi sẽ làm cho ông đổi ý. Rất ít người xét đoán một cách hoàn toàn khách quan và sáng suốt, phần đông chúng ta đầy thành kiến và thiên vị, phàn đựng chúng ta bị làng ghen tuông, ghi ngờ, ganh ghét làm mù quáng. Lại thêm người ta phần nhiều khoog muốn thay đổi ý kiến, trong khi nói chuyện bạn có tính hay nhắc đi nhắc lại cho người nghe là họ lầm thì đừng nên như thế. Khi ta có lỗi ta có thể nhận riêng lỗi với ta và cũng có thể nhận lỗi với người khác nếu họ biết ngọt ngào khôn khéo nghe ta nói , Tại sao vậy? tại ta được tự đắc là đã thành thật và can đảm tự thú.
Chương 3:Qúa tắc quy cung.
Khi chúng ta biết rằng chúng ta đáng bị phạt thì can đảm nhận lỗi trước đi, chẳng hơn ư? Mình tự khiển trách mình chẳng hơn là để người khác khiển trách ư?. Vì vậy khi biết trước thế nào người khác cũng nói những lời khó chịu với mình, thì tự mình đem những lời đó trách mình đi và người ta sẽ không làm gì được mình nữa, như vậy 100 lần thì có tới 99 lần người ta sẽ đại lượng, khoan hồng với mình. Khi biết chắc rằng chúng ta có lý, chúng ta phải rất ngọt ngào và khéo léo của ta với người khác. Nhưng khi chúng ta lầm mà sự đó thường có lắm, nếu ta thành thật với ta thì chúng ta phải vui vẻ nhận lỗi liền.
Chương 4: Do trái tim sẽ thắng được lý trí
Khi bạn giận dữ với ai, trút được cơn thịnh nộ lên đầu người đó , bạn thấy hả dạ lắm …nhưng người đó cảm thấy gì lúc đó? Hài lòng như bạn không? Và cái giojg gây gổ, thái độ kì thị của bạn có làm cho người ta muốn hòa giải với bạn không? Nếu có người đối với bạn chỉ có làng thù và ác cảm ,thì dùng đủ các lý luận thì bạn cũng không thể dẫn dụ người đó theo quan điểm của bạn được. “Ruồi ưa mật” chẳng ngững ruồi cũng vậy mà người cũng thế, muốn cho một ngừi theo ý ta, thì trước hết ta phải làm cho người đó tin rằng ta là một người thành thật của họ, lời ngọt ngào sẽ chiếm nổi trái tim của họ và do trái tim, ta sẽ thắng được lý trí của họ.
Chương 5: Bí quyết của socrate.
Dẫn dụ cho kẻ đối thủ của bạn đáp “phải” ngay từ đầu câu chuyện.
Chương 6: XẢ HƠI.
Nhiều người mắc cái tật nói nhiều quá khi muốn cho người khác nghe theo lời mình, nhất là những người bán hàng thường mắc những tật . Vậy muốn cho người khác nghe theo ý mình thì bạn cứ để người đó nói cho thỏa thích.
Chương 7: Thiện bất chuyên mỹ.
Những ý kiến mà bạn tự kiếm thấy có phải bạn tin hơn là những ý mà người ta đặt trong mâm bạc để dâng bạn không? Nếu bạn hiểu điều đó là đúng mà còn nhất định bắt họ theo ý bạn, chẳng phải vụng về ư? Biết khéo léo dẫn khởi vài ý rồi để cho người ta tự ý kết luận lấy, chẳng phải là khôn ư? Vậy muốn dẫn dụ người ta thì để cho họ tin rằng họ hành động hoàn toàn theo sáng kiến của họ.
Chương 8: Quy tắc này sẽ giúp họ bạn làm được những việc dị thường.
Xin bạn hãy nhớ điều này “dù người hàng xóm có hoàn toàn lầm lộn nữa thì người đó cũng không cho là mình sai vậy thì đừng buộc lỗi họ”. Như vậy là bạn khôn,có đại lộ và có thể xuất chúng nữa.
Chương 9:Loài người muốn gì.
Một nhà tâm lý trứ danh nói “hết thảy chúng ta đều cần thiện cảm, như được người khác khen,khuyến khích an ủi. Vậy muốn người khác theo ý mình thì hãy tỏ rằng ta có nhiều thiệ cảm với những ý tưởng và ước vọng của họ.
Chương 10:Gợi những tình cảm cao thượng.
Thật ra hết thảy mọi người cũng tự quý trọng mình và cảm thấy mình cao thượng đại lộ hơn người.Hãy gây tình cảm cao thượng đối với người khác thì mọi người sẽ theo ý mình.
Chương 11: Kích thích thị giác và óc tưởng tượng của người.
Chương 12: Khi mọi cách đều vô hiệu bạn hãy thử cách này xem sao.
Muốn có kết quả, bạn phải khuyến khích làng ganh đua, không phải lòng ganh đua ti tiện để kiếm tiền mà là một lòng ganh đua cao thượng hơn, lòng muốn mỗi ngày mỗi tiến chẳng những thắng người mà thắng chính mình. Những sự thách đố như vậy cũng kích thích được một cách chắc chắn những người có tâm huyết.
PHẦN TƯ: CHÍN CÁCH SỬA CHỮA TÍNH NGƯỜI MÀ KHÔNG LÀM HỌ GIẬN DỮ, PHẬT Ý.
Chương 1: Nếu bắt buộc phải chỉ trích thì xin bạn bắt đầu như sau này.
Bắt đầu câu chuyện bằng cách tặng người đó vài lời khen chân thật.
Chương 2: Chỉ trích cách nào mà khỏi gây thù oán?
Bạn hãy nói ý cho họ hiểu lỗi của họ.
Chương 3: Hãy tự cáo lỗi trước đã.
Nếu ta khiêm tốn nhận trước rằng ta cũng chẳng hoàn toàn gì rồi mới trách kẻ khác, thì kẻ đó không thấy khó chịu lắm, trước khi chỉ trích ai thì bạn hãy tự thú nhận những khuyết điểm của bạn.
Chương 4: Đừng ra lệnh.
Cách tốt nhất là đừng ra lệnh cho người khác hãy dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta.
Chương 5: Giữ thể diện cho người.
Kể cả là trong lúc vui hay lúc buồn . hay trong khi đang nói chuyện thì cũng phải nhớ nguyên tắc này là phải giữ thể diện cho người.
Chương 6: Khích lệ người ta cách nào?
Muốn thay đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận giữ thì phải lấy công tâm nhận những sự gắng sức của họ, khen những tấn tới của họ. Lời khuyến khích của bạn phải thành thật và nhân từ.
Chương 7: Vị tri kỉ giả dụng.
Nếu bạn muốn cho ai phát triển một đạo đức nào, bạn nên hành động như đức tính đó đã là một đặc sắc rõ ràng của người đó. Bạn gây cho người ấy một thanh danh rồi họ sẽ gắng sức để xứng với thanh danh đó.
Chương 8: Nên khuyến khích người.
Khuyến khích người, tức thì lỗi lầm gì cũng dễ sửa việc khó khăn gì cũng dễ làm.
Chương 9: Làm sao cho người ta vui sướng làm công việc bạn nhờ cậy.
Bạn phải xử trí ra sao cho người đó thấy sung sướng làm công việc mà bạn đề nghị.
|
|