Là một lĩnh vực mới toanh, các môi giới bất động sản nước ngoài có thể thu nhập lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.Thông thường, mức hoa hồng dành cho môi giới là không quá 2 % cho mỗi giao dịch được thực hiện.
Tuy nhiên, % hoa hồng có thể thay đổi tùy vào giá trị tài sản lớn hoặc nhỏ. Thí dụ : Căn nhà 10 tỷ đồng có thể hoa hồng chỉ được 0,5 %. Có nghĩa, trong giao dịch này, thu nhập của nhà môi giới được 50 triệu.
Nếu căn nhà có giá trị 1 tỷ thì chuyên viên môi giới được hưởng 1% đến 2% (tùy theo thương lượng với người bán). Có nghĩa, thu nhập của chuyên viên môi giới được 10 triệu đến 20 triệu cho giao dịch này .
Một chuyên viên môi giới giỏi, mỗi tháng có thể bán được từ 3 - 5 căn, tức là thu nhập từ 60 - 100 triệu đồng/tháng.
Môi giới bất động sản nào thu nhập cao nhất?
Như vậy, có thể thấy chuyên viên môi giới bất động sản là nghề có thu nhập cao so với mặt bằng thu nhập của các ngành nghề khác. Trung bình, một chuyên viên môi giới chuyên nghiệp nếu chọn đúng phân khúc thị trường và có kinh nghiệm, giỏi nghề thì thu nhập vài chục triệu một tháng là con số có thể thực hiện được.
Trong các phân khúc bất động sản, phân khúc căn hộ tuy số tiền hoa hồng mỗi căn nhỏ, nhưng lại là phân khúc dễ bán, nhiều khách hàng, nên nhân viên môi giới giỏi cũng có thể có thu nhập vài chục triệu/tháng.
Phân khúc biệt thự, liền kề, bất động sản nghỉ dưỡng thường có mức giá cao, vì thế mức hoa hồng cũng khá cao. Ví dụ 1 căn 13 tỷ đồng, môi giới bán được 1 căn, nếu phí môi giới là 1% thì họ cũng "đút túi" được 130 triệu đồng/căn.
Tuy nhiên, đây chưa phải là phân khúc có mức hoa hồng cao nhất.
Theo ông Phạm Thanh Hưng Phó chủ tịch HĐQT Cengroup, thời gian gần đây, loại hình bất động sản nước ngoài phát triển mạnh, đây mới là mảnh đất màu mỡ cho các môi giới bởi mức hoa hồng cao ngất ngưởng.
Cụ thể, theo ông Hưng, chỉ cần 1 giao dịch thành công thôi có thể đem lại hoa hồng rất lớn.
So với trong nước phí giao dịch rất cao, thường dao động từ 5% đến 10% giá trị hợp đồng tùy từng nước, các thị trường mới nổi như đảo Síp còn cao hơn nữa. Bên cạnh đó phí tư vấn pháp lý cũng rất cao” ông Hưng nói.
Ông Hưng lấy ví dụ, để có thể định cư ở đảo Síp theo chương trình PR – Permenent Resident, nhà đầu tư cần đầu tư tối thiểu là 300.000 EURO để mua bất động sản, thì mức tư vấn pháp lý có thể lên tới 30% tức là khoảng 90.000 EURO. Phí tư môi giới tối thiểu 5%, thì nhà môi giới kiếm được tính ra cũng phải 500 triệu đồng.
Nhưng để bán được 1 căn này cũng không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ, người mua phải là người từng đi nước ngoài, hiểu biết và có sẵn ý định muốn mua rồi. Ngoài ra, để thực hiện được 1 giao dịch với loại hình bất động sản này không phải là dễ vì thủ tục rất phức tạp từ việc chuyển tiền, chứng minh dòng tiền,....
Ngọc Vy